Cẩm nang kinh doanh spa: Kinh doanh bền chắc, không sợ rủi ro

Thứ sáu, 25/09/2020, 14:49 GMT+7

Cẩm nang kinh doanh spa dưới đây của HapOwner sẽ giúp bạn xây dựng được nền tảng vững chắc cho cở sở làm đẹp của mình, không còn sơ những rủi ro kinh doanh!

 

1. Điều kiên tiên quyết trong cẩm nang kinh doanh spa: Tìm hiểu về ngành nghề

Đừng bao giờ đánh cược đồng tiền vào những lĩnh vực bạn "gà mờ". Bạn cần phải hiểu về chính dịch vụ làm đẹp mà mình mang tới khách hàng, cũng như hiểu được hành vị của các "thượng đế" thì mới đưa ra được những chính sách thu hút được họ. Nếu cần thiết thì có thể đăng ký học các khóa quản lý spa, kinh doanh dịch vụ,...

2. Lên ý tưởng và concept thiết kế

Tuy vào phân khúc khách hàng bạn nhắm tới mà bạn sẽ lên kế hoạch cho spa của mình. Bạn khoanh vùng xem khách hàng mình là ai: nước ngoài hay Việt Nam, mức chi tiêu cho làm đẹp là bao nhiêu, độ tuổi của họ như thế nào? Từ đó, bạn có thể quyết định những yếu tố sau:

  • Vị trí spa
  • Màu sắc yêu thích
  • Phong cách trang trí
  • Dịch vụ và mức giá

3. Đặt tên, khẩu hiệu và thiết kế logo

Đây là những nhân tố sẽ đi cùng bạn trong suốt những năm tháng kinh doanh về sau. Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng những cái tên độc đáo, thu hút, slogan tạo thiện cảm và logo ấn tượng. Chú ý đến tông màu chủ đạo của logo và nội thất spa nữa.

nhân viên
Spa phải có sự đồng nhất. (nguồn: internet)

4. Chuẩn bị vốn

Muốn đầu tư spa thì cần xem xét về cơ sở vật chất, máy móc lẫn nhân lực chuyên môn. Bạn hãy xem xét kỹ lượng tiềm lực tài chính của mình để chọn ra một quy mô spa phù hợp, nhờ đó ước chừng vốn ban đầu. Các khoản phí mà bạn cần chuẩn bị là mặt bằng, máy móc, nội thất, dụng cụ spa, nhân viên, đồng phục, in ấn, quảng cáo, điện nước,...

5. Chọn mặt bằng và chi phí

Bạn có thể chọn loại hình spa nhỏ lẻ, spa tại nhà,... để cắt giảm chi phí, đồng nghĩa với giá dịch vụ cũng cạnh tranh hơn. Nếu không, thì hãy thuê mặt bằng ở những nơi đông đúc, có các khu văn phòng,... Sau khi có địa điểm thì tiến hành đăng ký kinh doanh. Đây là bước bắt buộc để spa bạn có thể hoạt động hợp pháp.

6. Đầu tư nội thất

Với các bạn kinh doanh mini spa nhỏ thì không cần chuẩn bị nhiều, song, quy mô lớn hơn chút lại khác. Bạn phải tạo không gian sạch sẽ, thư giãn, thoải mái nhất cho khách hàng. Đặc biệt là các bạn kết hợp kinh doanh mỹ phẩm thì cần đầu tư hơn ở khâu trưng bày.

7. Đồng phục

Nhân viên là bộ mặt của spa. Một bộ đồng phục đồng nhất với không gian chủ đạo và logo của spa sẽ tạo nên sự chuyên nghiệp.

8. Máy móc và mỹ phẩm

Chuẩn bị đầy đủ máy móc và dụng cụ để tạo cho khách hàng trải nghiệm đầy đủ, trọn vẹn nhất. Đừng quên cập nhật các công nghệ mới nhất để giữ chân khách hàng. Nếu gặp khó khăn về vốn thì bạn có thể tham khảo hình thức Kết nhóm Ghép đơn HapOwner để cùng nhập máy móc số lượng ít mà vẫn có giá đại lý nhé!

spa
Máy móc spa cần phải được đầu tư. (nguồn: internet)

9. Tuyển nhân viên

Như đã nói ở trên, nhân viên chiếm một vị trí quan trọng với spa bạn. Từ người tư vấn trên fanpage, kỹ thuật viên, lễ tân cho tới bảo vệ đều phải thân thiện, niềm nở với khách thì mới thu về được sự thiên cảm. Quan trọng hơn hết, hãy chuẩn bị một đội ngũ kỹ thuật viên thật chất lượng để mang đến dịch vụ tốt nhất nhé!

10. Marketing hiệu quả

Tùy vào dịch vụ và đối tượng mà bạn hướng tới, hãy chọn ra các chính sách và hình thức quảng cáo phù hợp nhất. Mỗi spa đều phải có những dịch vụ mũi nhọn để đẩy mạnh.

11. Vận hành và quản lý spa

Hãy trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng quản trị con người, tài chính, thời gian,... để spa bạn vận hành trơn tru, thuận lợi trước mọi biến cố của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh.

Với 11 lưu ý trong cẩm nang kinh doanh spa này, HapOwner chúc bạn sẽ thật sự tin và thành công nhé! Có gì khó khăn thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thông qua fanpage tại đây nha!

Để ghép đơn sản phẩm vui lòng đăng ký hoặc đăng nhập để xem được mức chiết khấu.
Danh sách mã khuyến mãi